Siirry offline-tilaan Player FM avulla!
Nhạc Pháp lời Việt : Bản phối dương cầm tình ca của Feldman
Manage episode 434708478 series 1455071
''Piano'' là tựa đề album phòng thu thứ 11 của nam danh ca François Feldman, một trong những nghệ sĩ Pháp nổi tiếng nhất làng nhạc pop những năm 1980. Đây là một tuyển tập chọn lọc, chỉ được phát hành trên các nền tảng âm nhạc trực tuyến. Đúng với tên gọi, album chủ yếu bao gồm những bản nhạc ăn khách nhất của François Feldman, nhẹ nhàng với lối phối khí hòa âm, dịu dàng với tiếng mộc dương cầm.
Từ khoảng 20 năm nay, François Feldman đã chọn lập nghiệp ở thành phố Cannes, bên bờ Địa Trung Hải. Sở dĩ anh quyết định rời thủ đô Paris, dọn hẳn về miền nam nước Pháp sinh sống, là vì cách đây gần hai thập niên, anh đã trải qua một giai đoạn khó khăn trong cuộc đời. Bố mẹ anh vừa lần lượt từ trần, trong khi bản thân anh đang phải làm thủ tục ly hôn.
Một người bạn thân của anh (tên là Bobby) lúc bấy giờ đang điều hành nhà hàng nổi tiếng ''La Voile blanche'' ở thành phố Juan les Pins, mới đề nghị anh về miền nam để thay đổi không khí. Kể từ đó, François Feldman không bao giờ muốn rời đi chỗ khác nữa.
Chính tại phòng thu âm ở miền nam (thành phố Cannes) mà François Feldman đã thực hiện toàn bộ album mới của mình. Dường như chưa ai quên được những giai điệu trầm buồn, chứa chan hoài niệm của anh. Lối hòa âm cuối những năm 1980 có thể đã trở nên lỗi thời, đối với nam ca sĩ kiêm tác giả, có lẽ đã đến lúc mang lại cho những giai điệu nổi tiếng nhất của mình một luồng sinh khí mới, trong đó có nhạc phẩm ''Magic Boul’vard'' (tựa tiếng Việt là ''Ngày vui năm ấy''). Trong đoạn video clip, nam ca sĩ người Pháp lần đầu tiên hợp tác với nữ diễn viên điện ảnh Annie Girardot.
Mang tựa đề đơn giản là ''Piano'', tập nhạc chọn lọc vừa được phát hành đầu mùa hè năm 2024, với hình bìa là một bàn phím dương cầm trên phông nền nước biển màu ngọc lam. Theo lời kể của chính tác giả, ý tưởng thực hiện một album như vậy đến từ các đợt lưu diễn của anh. Khi lên sân khấu biểu diễn, để thay đổi không khí, sau những tiết mục sôi động nhẹ nhàng, François Feldman thường ngồi vào đàn piano, tự đệm cho mình hát.
Do có khá nhiều bản nhạc ăn khách, cho nên anh thường hát thành liên khúc, mỗi bài một phút. Sau các đợt biểu diễn, khách hâm mộ thường nói rằng họ rất thích các đoạn anh hát solo, một mình ngôi bên đàn piano. Gần đây, khi anh được nghe nghệ sĩ dương cầm trứ danh Sofiane Pamard biểu diễn trực tiếp, (Sofiane Pamard từng hợp tác với nhóm Bon Entendeur và đệm bài ''Imagine'' cho Juliette Armanet nhân lễ khai mạc Thế vận hội Paris 2024) thì lúc ấy François Feldman mới tin vào tiềm năng của một album được thiết kế với âm thanh chủ đạo là tiếng đàn dương cầm.
Để soạn lại những bản nhạc hay nhất của mình theo phong cách đàn piano với nhịp trầm đầy khoảnh khắc sâu lắng mà vẫn không quá cổ điển, François đã nhờ đến tài nghệ chơi piano của Hervé Cosentino, trong khi Julien Desjardin phụ trách phần thu thanh. Phần còn lại (nhưng quan trọng nhất) dường như đã có sẵn. Một bài hát hay có thể được phối lại theo bất cứ điệu nào. Nơi tác giả Feldman, giai điệu càng đậm nét trữ tình, càng dễ xóa bỏ rào cản vô hình, kể cả ngôn ngữ mặc định.
Hầu hết các bản nhạc ăn khách đều do Francois Feldman đồng sáng tác với Jean-Marie Moreau. Tác giả người Pháp đã từ trần cách đây 4 năm (vào năm 2020) ở tuổi 71 và album này là một cách để vinh danh người bạn đồng hành. Đằng sau những bài hát của hai tác giả này thường có khá nhiều giai thoại. Chẳng hạn như nhạc phẩm ''Le mal de toi'', tựa đề phiên bản phóng tác tiếng Việt là ''Tình đau'' của Khúc Lan hay Đêm cô đơn của tác giả Lê Hựu Hà. Theo lời tác giả, đây là một trong những tác phẩm yêu thích nhất của anh, có nhiều phần tự truyện, sáng tác thành công đầu tiên của Feldman gợi hứng từ những khoảnh khắc đau đớn, bất hạnh của một chuyện tình dang dở.
Còn trong các nhạc phẩm như Slave (Ngàn đời chờ mong) hay ''Les Valses de Vienne'' (Luân vũ ngày mưa), các giai điệu ban đầu được viết cho đàn vĩ cầm (do Thierry Durbet phối nhạc) vì nhóm sáng tác muốn cài đặt nhiều yếu tố đời tư của nam ca sĩ vào trong bài hát. Nếu mẹ của anh là một cô y tá người Bỉ thì bố của François Feldman là một thợ may người Nga gốc Slave. Dòng máu Đông Âu của nam ca sĩ được thể hiện qua các điệu vĩ cầm, kinh thành Vienne khi xưa là biểu tượng của đế chế Áo-Hung.
Riêng về giai điệu ''Les valses de Vienne'', bài này có nhiều lời khác nhau trong tiếng Việt. Lời thứ nhất là ''Cõi Mơ'' của tác giả Lữ Liên. Lời thứ nhì là ''Luân Vũ Ngày Mưa'' của Khúc Lan, không nên nhầm lẫn với ''Khúc luân vũ mùa mưa'' (The Last Waltz). Lời thứ ba là ''Điệu Valse buồn cho em'' của Đặng Tô Điền. Lời thứ tư là ''Những khúc hát đã tan'' của tác giả Quốc Bảo.
Khi được phối lại cho đàn piano, nhóm sáng tác đã chuyển đổi làm sao để không làm mất đi nỗi đam mê tha thiết của các bản nhạc gốc. Với thời gian, âm sắc chất giọng của François Feldman trở nên thật trầm, nhưng giai điệu trong tim vẫn ấm nồng, cho huyền diệu bay bổng, vang vọng mãi những dư âm.
54 jaksoa
Manage episode 434708478 series 1455071
''Piano'' là tựa đề album phòng thu thứ 11 của nam danh ca François Feldman, một trong những nghệ sĩ Pháp nổi tiếng nhất làng nhạc pop những năm 1980. Đây là một tuyển tập chọn lọc, chỉ được phát hành trên các nền tảng âm nhạc trực tuyến. Đúng với tên gọi, album chủ yếu bao gồm những bản nhạc ăn khách nhất của François Feldman, nhẹ nhàng với lối phối khí hòa âm, dịu dàng với tiếng mộc dương cầm.
Từ khoảng 20 năm nay, François Feldman đã chọn lập nghiệp ở thành phố Cannes, bên bờ Địa Trung Hải. Sở dĩ anh quyết định rời thủ đô Paris, dọn hẳn về miền nam nước Pháp sinh sống, là vì cách đây gần hai thập niên, anh đã trải qua một giai đoạn khó khăn trong cuộc đời. Bố mẹ anh vừa lần lượt từ trần, trong khi bản thân anh đang phải làm thủ tục ly hôn.
Một người bạn thân của anh (tên là Bobby) lúc bấy giờ đang điều hành nhà hàng nổi tiếng ''La Voile blanche'' ở thành phố Juan les Pins, mới đề nghị anh về miền nam để thay đổi không khí. Kể từ đó, François Feldman không bao giờ muốn rời đi chỗ khác nữa.
Chính tại phòng thu âm ở miền nam (thành phố Cannes) mà François Feldman đã thực hiện toàn bộ album mới của mình. Dường như chưa ai quên được những giai điệu trầm buồn, chứa chan hoài niệm của anh. Lối hòa âm cuối những năm 1980 có thể đã trở nên lỗi thời, đối với nam ca sĩ kiêm tác giả, có lẽ đã đến lúc mang lại cho những giai điệu nổi tiếng nhất của mình một luồng sinh khí mới, trong đó có nhạc phẩm ''Magic Boul’vard'' (tựa tiếng Việt là ''Ngày vui năm ấy''). Trong đoạn video clip, nam ca sĩ người Pháp lần đầu tiên hợp tác với nữ diễn viên điện ảnh Annie Girardot.
Mang tựa đề đơn giản là ''Piano'', tập nhạc chọn lọc vừa được phát hành đầu mùa hè năm 2024, với hình bìa là một bàn phím dương cầm trên phông nền nước biển màu ngọc lam. Theo lời kể của chính tác giả, ý tưởng thực hiện một album như vậy đến từ các đợt lưu diễn của anh. Khi lên sân khấu biểu diễn, để thay đổi không khí, sau những tiết mục sôi động nhẹ nhàng, François Feldman thường ngồi vào đàn piano, tự đệm cho mình hát.
Do có khá nhiều bản nhạc ăn khách, cho nên anh thường hát thành liên khúc, mỗi bài một phút. Sau các đợt biểu diễn, khách hâm mộ thường nói rằng họ rất thích các đoạn anh hát solo, một mình ngôi bên đàn piano. Gần đây, khi anh được nghe nghệ sĩ dương cầm trứ danh Sofiane Pamard biểu diễn trực tiếp, (Sofiane Pamard từng hợp tác với nhóm Bon Entendeur và đệm bài ''Imagine'' cho Juliette Armanet nhân lễ khai mạc Thế vận hội Paris 2024) thì lúc ấy François Feldman mới tin vào tiềm năng của một album được thiết kế với âm thanh chủ đạo là tiếng đàn dương cầm.
Để soạn lại những bản nhạc hay nhất của mình theo phong cách đàn piano với nhịp trầm đầy khoảnh khắc sâu lắng mà vẫn không quá cổ điển, François đã nhờ đến tài nghệ chơi piano của Hervé Cosentino, trong khi Julien Desjardin phụ trách phần thu thanh. Phần còn lại (nhưng quan trọng nhất) dường như đã có sẵn. Một bài hát hay có thể được phối lại theo bất cứ điệu nào. Nơi tác giả Feldman, giai điệu càng đậm nét trữ tình, càng dễ xóa bỏ rào cản vô hình, kể cả ngôn ngữ mặc định.
Hầu hết các bản nhạc ăn khách đều do Francois Feldman đồng sáng tác với Jean-Marie Moreau. Tác giả người Pháp đã từ trần cách đây 4 năm (vào năm 2020) ở tuổi 71 và album này là một cách để vinh danh người bạn đồng hành. Đằng sau những bài hát của hai tác giả này thường có khá nhiều giai thoại. Chẳng hạn như nhạc phẩm ''Le mal de toi'', tựa đề phiên bản phóng tác tiếng Việt là ''Tình đau'' của Khúc Lan hay Đêm cô đơn của tác giả Lê Hựu Hà. Theo lời tác giả, đây là một trong những tác phẩm yêu thích nhất của anh, có nhiều phần tự truyện, sáng tác thành công đầu tiên của Feldman gợi hứng từ những khoảnh khắc đau đớn, bất hạnh của một chuyện tình dang dở.
Còn trong các nhạc phẩm như Slave (Ngàn đời chờ mong) hay ''Les Valses de Vienne'' (Luân vũ ngày mưa), các giai điệu ban đầu được viết cho đàn vĩ cầm (do Thierry Durbet phối nhạc) vì nhóm sáng tác muốn cài đặt nhiều yếu tố đời tư của nam ca sĩ vào trong bài hát. Nếu mẹ của anh là một cô y tá người Bỉ thì bố của François Feldman là một thợ may người Nga gốc Slave. Dòng máu Đông Âu của nam ca sĩ được thể hiện qua các điệu vĩ cầm, kinh thành Vienne khi xưa là biểu tượng của đế chế Áo-Hung.
Riêng về giai điệu ''Les valses de Vienne'', bài này có nhiều lời khác nhau trong tiếng Việt. Lời thứ nhất là ''Cõi Mơ'' của tác giả Lữ Liên. Lời thứ nhì là ''Luân Vũ Ngày Mưa'' của Khúc Lan, không nên nhầm lẫn với ''Khúc luân vũ mùa mưa'' (The Last Waltz). Lời thứ ba là ''Điệu Valse buồn cho em'' của Đặng Tô Điền. Lời thứ tư là ''Những khúc hát đã tan'' của tác giả Quốc Bảo.
Khi được phối lại cho đàn piano, nhóm sáng tác đã chuyển đổi làm sao để không làm mất đi nỗi đam mê tha thiết của các bản nhạc gốc. Với thời gian, âm sắc chất giọng của François Feldman trở nên thật trầm, nhưng giai điệu trong tim vẫn ấm nồng, cho huyền diệu bay bổng, vang vọng mãi những dư âm.
54 jaksoa
Kaikki jaksot
×Tervetuloa Player FM:n!
Player FM skannaa verkkoa löytääkseen korkealaatuisia podcasteja, joista voit nauttia juuri nyt. Se on paras podcast-sovellus ja toimii Androidilla, iPhonela, ja verkossa. Rekisteröidy sykronoidaksesi tilaukset laitteiden välillä.