Artwork

Sisällön tarjoaa France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. France Médias Monde and RFI Tiếng Việt tai sen podcast-alustan kumppani lataa ja toimittaa kaiken podcast-sisällön, mukaan lukien jaksot, grafiikat ja podcast-kuvaukset. Jos uskot jonkun käyttävän tekijänoikeudella suojattua teostasi ilman lupaasi, voit seurata tässä https://fi.player.fm/legal kuvattua prosessia.
Player FM - Podcast-sovellus
Siirry offline-tilaan Player FM avulla!

Chuyển đổi năng lượng: Bảo đảm chuỗi cung ứng, bài toán nan giải cho châu Âu

12:05
 
Jaa
 

Manage episode 443358199 series 1455067
Sisällön tarjoaa France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. France Médias Monde and RFI Tiếng Việt tai sen podcast-alustan kumppani lataa ja toimittaa kaiken podcast-sisällön, mukaan lukien jaksot, grafiikat ja podcast-kuvaukset. Jos uskot jonkun käyttävän tekijänoikeudella suojattua teostasi ilman lupaasi, voit seurata tässä https://fi.player.fm/legal kuvattua prosessia.

Chuyển đổi năng lượng, chìa khóa chủ chốt để chống biến đổi khí hậu, phải bắt đầu từ việc phi các-bon hóa các hoạt động của nhân loại, từ giao thông, phương thức sản xuất, hoạt động nhà xưởng, cho đến xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng những hệ thống năng lượng tái tạo sử dụng nhiều thứ kim loại « thiết yếu ». Trong cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng những nguồn nguyên liệu không thể thiếu này, châu Âu bị « kẹp » giữa hai ông khổng lồ Mỹ và Trung Quốc.

Các lãnh chúa vàng đen ngày nay hiểu rất rõ một điều: Thế kỷ XX là của dầu hỏa, nhưng thế kỷ XXI sẽ là của kim loại. Quá trình chuyển đổi năng lượng xanh và số hóa nền kinh tế thế giới đang thúc đẩy nhu cầu về khoáng sản tăng vọt. Những linh kiện dùng để chế tạo các hệ thống năng lượng xanh như bảng năng lượng mặt trời, phong điện, pin cho xe ô tô điệ,n hay máy điện phân hydro, đều cần đến nhiều thứ kim loại như nickel, mangan, cobalt, lithium, than chì, cùng nhiều loại đất hiếm khác.

Cơn sốt vàng mới ?

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), được công bố hồi tháng 5/2024, được báo Pháp Le Monde dẫn lại, để đạt được mục tiêu phát thải khí CO2 ròng từ đây đến năm 2050, mức tiêu thụ chất lithium sẽ phải tăng gấp 9 lần từ đây đến năm 2040, than chì gấp 4 lần và cobalt, nickel cùng các loại đất hiếm gấp hai lần.

Quá trình chuyển đổi năng lượng này rõ ràng đang đưa xã hội loài người chuyển từ « phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch sang phụ thuộc vào kim loại », theo nhận định của nhà nghiên cứu Stephanie Riché, phụ trách chương trình kinh tế tuần hoàn vật liệu thuộc Ủy ban Năng lượng Nguyên tử, nhân ngày hội Địa Chính Trị do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) tổ chức ở Nantes (phía tây nước Pháp) trong hai ngày 27-28/09/2024, mà RFI là một trong số các đối tác.

Những tham vọng này đã khiến cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt giữa các đại cường nhằm bảo đảm nguồn cung những thứ kim loại chiến lược trên, đồng thời làm thay đổi sâu sắc thế cân bằng quốc tế về thị trường kim loại. Theo dự phóng của IEA, thị trường các loại khoáng sản này hiện có giá trị 325 tỷ đô la, dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040.

Nhưng trên thực tế, các khoáng sản này có giá trị cao hơn hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đô la. Các cường quốc phụ thuộc vào những thứ kim loại trên vì an ninh quốc gia, do , chúng được sử dụng để sản xuất các thiết bị quân sự tinh vi, và để phát triển ngành công nghiệp xanh của chính họ.

Mỹ - Thị trường Kim loại : Từ thống lĩnh đến phụ thuộc

Cũng trong cuộc hội thảo về « Địa chính trị kim loại : Phải chăng cơn sốt vàng mới đang diễn ra ? », mà RFI Tiếng Việt có tham dự, nhà nghiên cứu Virginie Raisson-Victor, chuyên gia về các vấn đề hệ thống và thách thức chuyển đổi năng lượng, nhận định, một trong những yếu tố làm thay đổi thế cân bằng thế giới liên quan đến quặng mỏ, là mức độ tập trung cao nguồn cung các loại khoáng sản trên không chỉ về trữ lượng, khai thác, mà cả trong tinh chế và xuất khẩu.

« Để cho thấy quy mô trung bình, người ta ước tính rằng đối với hầu hết các khoáng sản, khoảng 70% sản lượng thế giới được phân bổ giữa 3, 4 hay tối đa là 5 nước, trong đó Trung Quốc gần như hiện diện một cách có hệ thống. Và sự hiện diện khắp nơi này của Trung Quốc rõ ràng không phải là trùng hợp ngẫu nhiên. Bắc Kinh có cả một kế hoạch chiến lược lâu dài do việc tham vọng về tự chủ đã có một kinh nghiệm tồi tệ. Trung Quốc thích nghi kém với quá trình chuyển đổi từ tự chủ năng lượng vào cuối những năm 1980 do sự phụ thuộc của họ vào dầu hỏa. »

Trong khi đó, Hoa Kỳ, quốc gia từng thống trị thị trường kim loại trong những năm 1980, đã sẵn sàng để lại ngành công nghiệp gây ô nhiễm và ít lợi nhuận cho Trung Quốc. Kết quả là, theo bà Virginie Raisson-Victor :

« Vào cuối những năm 2010, toàn cầu hóa có dấu hiệu trì trệ và cũng vào thời điểm này, nhu cầu khoáng sản bùng phát, người ta nhận thấy Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu rơi vào tình trạng phụ thuộc nhiều vào các nước vẫn tiếp tục phát triển khai thác quặng mỏ, và tất nhiên đi đầu là Trung Quốc, chẳng hạn chỉ riêng nước này tinh chế đến khoảng 60% số kim loại được sử dụng trong pin xe điện.

Ngoài sự lệ thuộc chiến lược này, vốn dĩ sẽ đặt châu Âu hay Mỹ, các nước phương Tây vào tình trạng bị cầm cố, người ta thấy rõ là nhu cầu khoáng sản khiến những nước này phải cạnh tranh với nhau. Đây chính là những gì Mỹ đang làm khi đưa ra các biện pháp bảo hộ trong đạo luật giảm lạm phát hồi năm 2022. »

Bàn cờ địa chính trị về kim loại còn thêm phần nóng bỏng khi những nguồn dự trữ khoáng sản thiết yếu tập trung chủ yếu tại những nước mà ngày nay người ta gọi là phương Nam Toàn cầu, và đặc biệt là tại các nước trong nhóm BRICS, quy tụ năm nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, và sắp tới là có thêm Ả Rập Xê Út. Ngoài việc thống lĩnh thị trường dầu hỏa, nước này gần đây có thêm tham vọng trở thành cường quốc khoáng sản, do có những trữ lượng dồi dào về đồng, mangan, lithium, đất hiếm và nickel.

Trung Quốc và chiến lược 25 năm

Trong toàn cảnh này, đâu là những chiến lược của Trung Quốc, Hoa Kỳ và châu Âu nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng ? Trả lời cho câu hỏi này, bà Virginie Raisson-Victor trước hết lưu ý, Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu không xuất phát từ cùng một vạch.

Trung Quốc ngày nay có thể bỏ xa các đối thủ là nhờ có được một kế hoạch chiến lược dài hạn trong 25 năm. Ngay từ những năm 1980, Bắc Kinh đã từng tuyên bố, « Trung Đông có dầu lửa, Trung Quốc có đất hiếm ». Chiến lược này được Trung Quốc thực hiện theo bốn bước : Tự cung tự cấp, Mua hay tham gia các dự án khai thác quặng mỏ khắp nơi trên thế giới (chủ yếu ở châu Phi), Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo và sau cùng Thúc đẩy dự án Con đường Tơ lụa Mới năm 2013, cho phép nhập khẩu và xuất khẩu các yếu tố cần thiết cho ngành công nghiệp Trung Quốc.

Trong vòng 25 năm, Bắc Kinh đã khẳng định thế thống trị trên trường quốc tế, buộc các đối tác châu Âu thực hiện chuyển đổi năng lượng theo nhịp độ và tầm nhìn địa chính trị của Trung Quốc và nhất là tạo một thế mạnh cho Bắc Kinh trong mối quan hệ với Washington. Khi chính quyền Biden cấm xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều loại linh kiện bán dẫn rất tinh vi, Bắc Kinh đã không ngần ngại đáp trả bằng cách giảm xuất khẩu germanium, gallium và than chì sang Mỹ.

Cũng chính trong bối cảnh căng thẳng quan hệ với Trung Quốc mà Hoa Kỳ vạch ra hai trục chiến lược chính : Thứ nhất là tái khởi động ngành khai thác quặng mỏ trong nước để thúc đẩy sản xuất nội địa. Đạo luật về sản xuất quốc phòng cho phép tăng cường tài trợ khai thác, chế biến và tái chế các kim loại chiến lược cho Mỹ. Trục chính thứ hai là mở rộng đối tác Friendshoring mà Mỹ ký kết với các nước thành viên trong nhóm G7, tạo thuận lợi cho việc di dời nhà xưởng về các nước bằng hữu và tăng cường hợp tác đối tác về khai thác, chế biến, và tái chế kim loại.

Châu Âu giữa hai gọng kềm Mỹ - Trung

Trong bối cảnh này, châu Âu nằm kẹp giữa hai ông khổng lồ, rơi vào thế lúng túng, vì không muốn bị giam hãm trong cuộc đọ sức Mỹ - Trung. Một mặt, châu Âu đang chịu nhiều áp lực từ hai phía, nhưng mặt khác châu Âu vẫn muốn bám chặt vào chủ trương « tự do mậu dịch », có thể nói là kim chỉ nam trong quá trình xây dựng khối 27 nước thành viên.

Do vậy, theo nhận định của nhà nghiên cứu Virginie Raisson-Victor, châu Âu khó có thể có cùng kiểu chiến lược như Mỹ hay Trung Quốc. Điểm hạn chế của châu Âu còn nằm ở việc thiếu hợp tác giữa các nước thành viên, và điều này cản trở khả năng xây dựng các nền công nghiệp khoáng sản, cũng như là tạo thế mạnh cho « ngoại giao khoáng sản ».

Đây là điều mà tổng thống Pháp Emmanuel Macron gần đây nỗ lực thực hiện khi thăm các nước Mông Cổ, Kazakhstan hay Chilê để đàm phán một thỏa thuận sản xuất và bán nguyên liệu. Tuy nhiên, theo nhà báo Guillaume Pitron, chuyên gia về nguyên nhiên liệu thiết yếu, chính sách « ngoại giao quặng mỏ » cũng có những hạn chế. Các nước sản xuất – khai thác kim loại giờ muốn trở thành một kiểu quốc gia mà tuần báo Anh The Economist gọi là Electro States:

« Các nước sản xuất khoáng sản ngày nay hay những nước đang trên đà trở thành các nước sản xuất lớn, hoàn toàn nhận thức được rằng, nếu muốn trở thành nhà sản xuất lớn hoặc giành chiến thắng quá trình chuyển đổi năng lượng, họ không chỉ khai thác kim loại và nghiền đá mà còn phải sản xuất các công nghệ chế biến, mang lại cho những viên đá các giá trị gia tăng và sau cùng là bán ô tô điện. Và ngày nay, nước thực hiện thành công nhất trong chiến lược dài hạn 25 năm chính là Trung Quốc. »

Khó khăn thứ hai, theo bà Virginie Raisson-Victor là nguồn dự trữ tài nguyên của châu Âu phân bổ không đồng đều. Việc tái khởi động khai thác mỏ rất tốn kém, cần nhiều khoảng đầu tư lớn trong dài hạn. Kế hoạch này đòi hỏi một chiến lược công nghiệp thực sự phải đi từ khai thác, chế biến cho đến có được thành phẩm sau cùng, theo như phân tích của nhà báo Guillaume Pitron tại ngày hội Địa Chính Trị Nantes 2024:

« Trước hết, phải mất nhiều thời gian hơn để mở một quặng mỏ, trung bình là 16 năm rưỡi, theo số liệu của IEA. Thứ hai, phải tạo ra một chuỗi giá trị, vì vậy phải đưa ra một chiến lược công nghiệp mà tôi sẽ phải mất 25 năm mới có thể đi thẳng đến việc sản xuất pin ô tô điện. Đây là quãng thời gian Trung Quốc đã mất để làm được điều này. Điều đó cũng có nghĩa là phải có nguồn nhân lực, đường sá, bến cảng, nhà máy điện để chế biến kim loại cho quá trình chuyển đổi năng lượng, có nghĩa là phải có một nhà nước ổn định, có thể không dân chủ, nhưng có sự ổn định để trấn an các nhà đầu tư, tuy có chút tham nhũng. »

Dù vậy, Châu Âu cũng nỗ lực đưa ra vài sáng kiến để bảo đảm nguồn cung nguyên liệu : Kế hoạch hành động về nguyên nhiên liệu nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, phát triển khả năng khai thác mỏ và phát triển công nghệ tái chế, hình thành Liên minh châu Âu về nguyên nhiên liệu trong nỗ lực phối hợp các tác nhân nhà nước và tư nhân tạo thuận lợi cho việc khai thác quặng mỏ trên lục địa cũng như là khuyến khích phát triển quan hệ đối tác với các nước nằm ngoài khối Liên Âu.

Cuối cùng là đầu tư trong ngành công nghiệp tái chế. Tuy nhiên, một lần nữa, trong lĩnh vực này, châu Âu và Mỹ lại bị Trung Quốc cùng nhiều nước Đông Nam Á qua mặt. Để có thể bảo đảm chuỗi cung ứng, châu Âu giờ đành phải đi ngược với mong muốn của Hoa Kỳ, mở rộng hợp tác công nghệ tái chế với nhiều tác nhân khác, kể cả với đối thủ của Washington là Bắc Kinh, theo như ghi nhận của nhà nghiên cứu Stephanie Riché !

  continue reading

51 jaksoa

Artwork
iconJaa
 
Manage episode 443358199 series 1455067
Sisällön tarjoaa France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. France Médias Monde and RFI Tiếng Việt tai sen podcast-alustan kumppani lataa ja toimittaa kaiken podcast-sisällön, mukaan lukien jaksot, grafiikat ja podcast-kuvaukset. Jos uskot jonkun käyttävän tekijänoikeudella suojattua teostasi ilman lupaasi, voit seurata tässä https://fi.player.fm/legal kuvattua prosessia.

Chuyển đổi năng lượng, chìa khóa chủ chốt để chống biến đổi khí hậu, phải bắt đầu từ việc phi các-bon hóa các hoạt động của nhân loại, từ giao thông, phương thức sản xuất, hoạt động nhà xưởng, cho đến xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng những hệ thống năng lượng tái tạo sử dụng nhiều thứ kim loại « thiết yếu ». Trong cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng những nguồn nguyên liệu không thể thiếu này, châu Âu bị « kẹp » giữa hai ông khổng lồ Mỹ và Trung Quốc.

Các lãnh chúa vàng đen ngày nay hiểu rất rõ một điều: Thế kỷ XX là của dầu hỏa, nhưng thế kỷ XXI sẽ là của kim loại. Quá trình chuyển đổi năng lượng xanh và số hóa nền kinh tế thế giới đang thúc đẩy nhu cầu về khoáng sản tăng vọt. Những linh kiện dùng để chế tạo các hệ thống năng lượng xanh như bảng năng lượng mặt trời, phong điện, pin cho xe ô tô điệ,n hay máy điện phân hydro, đều cần đến nhiều thứ kim loại như nickel, mangan, cobalt, lithium, than chì, cùng nhiều loại đất hiếm khác.

Cơn sốt vàng mới ?

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), được công bố hồi tháng 5/2024, được báo Pháp Le Monde dẫn lại, để đạt được mục tiêu phát thải khí CO2 ròng từ đây đến năm 2050, mức tiêu thụ chất lithium sẽ phải tăng gấp 9 lần từ đây đến năm 2040, than chì gấp 4 lần và cobalt, nickel cùng các loại đất hiếm gấp hai lần.

Quá trình chuyển đổi năng lượng này rõ ràng đang đưa xã hội loài người chuyển từ « phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch sang phụ thuộc vào kim loại », theo nhận định của nhà nghiên cứu Stephanie Riché, phụ trách chương trình kinh tế tuần hoàn vật liệu thuộc Ủy ban Năng lượng Nguyên tử, nhân ngày hội Địa Chính Trị do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) tổ chức ở Nantes (phía tây nước Pháp) trong hai ngày 27-28/09/2024, mà RFI là một trong số các đối tác.

Những tham vọng này đã khiến cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt giữa các đại cường nhằm bảo đảm nguồn cung những thứ kim loại chiến lược trên, đồng thời làm thay đổi sâu sắc thế cân bằng quốc tế về thị trường kim loại. Theo dự phóng của IEA, thị trường các loại khoáng sản này hiện có giá trị 325 tỷ đô la, dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040.

Nhưng trên thực tế, các khoáng sản này có giá trị cao hơn hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đô la. Các cường quốc phụ thuộc vào những thứ kim loại trên vì an ninh quốc gia, do , chúng được sử dụng để sản xuất các thiết bị quân sự tinh vi, và để phát triển ngành công nghiệp xanh của chính họ.

Mỹ - Thị trường Kim loại : Từ thống lĩnh đến phụ thuộc

Cũng trong cuộc hội thảo về « Địa chính trị kim loại : Phải chăng cơn sốt vàng mới đang diễn ra ? », mà RFI Tiếng Việt có tham dự, nhà nghiên cứu Virginie Raisson-Victor, chuyên gia về các vấn đề hệ thống và thách thức chuyển đổi năng lượng, nhận định, một trong những yếu tố làm thay đổi thế cân bằng thế giới liên quan đến quặng mỏ, là mức độ tập trung cao nguồn cung các loại khoáng sản trên không chỉ về trữ lượng, khai thác, mà cả trong tinh chế và xuất khẩu.

« Để cho thấy quy mô trung bình, người ta ước tính rằng đối với hầu hết các khoáng sản, khoảng 70% sản lượng thế giới được phân bổ giữa 3, 4 hay tối đa là 5 nước, trong đó Trung Quốc gần như hiện diện một cách có hệ thống. Và sự hiện diện khắp nơi này của Trung Quốc rõ ràng không phải là trùng hợp ngẫu nhiên. Bắc Kinh có cả một kế hoạch chiến lược lâu dài do việc tham vọng về tự chủ đã có một kinh nghiệm tồi tệ. Trung Quốc thích nghi kém với quá trình chuyển đổi từ tự chủ năng lượng vào cuối những năm 1980 do sự phụ thuộc của họ vào dầu hỏa. »

Trong khi đó, Hoa Kỳ, quốc gia từng thống trị thị trường kim loại trong những năm 1980, đã sẵn sàng để lại ngành công nghiệp gây ô nhiễm và ít lợi nhuận cho Trung Quốc. Kết quả là, theo bà Virginie Raisson-Victor :

« Vào cuối những năm 2010, toàn cầu hóa có dấu hiệu trì trệ và cũng vào thời điểm này, nhu cầu khoáng sản bùng phát, người ta nhận thấy Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu rơi vào tình trạng phụ thuộc nhiều vào các nước vẫn tiếp tục phát triển khai thác quặng mỏ, và tất nhiên đi đầu là Trung Quốc, chẳng hạn chỉ riêng nước này tinh chế đến khoảng 60% số kim loại được sử dụng trong pin xe điện.

Ngoài sự lệ thuộc chiến lược này, vốn dĩ sẽ đặt châu Âu hay Mỹ, các nước phương Tây vào tình trạng bị cầm cố, người ta thấy rõ là nhu cầu khoáng sản khiến những nước này phải cạnh tranh với nhau. Đây chính là những gì Mỹ đang làm khi đưa ra các biện pháp bảo hộ trong đạo luật giảm lạm phát hồi năm 2022. »

Bàn cờ địa chính trị về kim loại còn thêm phần nóng bỏng khi những nguồn dự trữ khoáng sản thiết yếu tập trung chủ yếu tại những nước mà ngày nay người ta gọi là phương Nam Toàn cầu, và đặc biệt là tại các nước trong nhóm BRICS, quy tụ năm nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, và sắp tới là có thêm Ả Rập Xê Út. Ngoài việc thống lĩnh thị trường dầu hỏa, nước này gần đây có thêm tham vọng trở thành cường quốc khoáng sản, do có những trữ lượng dồi dào về đồng, mangan, lithium, đất hiếm và nickel.

Trung Quốc và chiến lược 25 năm

Trong toàn cảnh này, đâu là những chiến lược của Trung Quốc, Hoa Kỳ và châu Âu nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng ? Trả lời cho câu hỏi này, bà Virginie Raisson-Victor trước hết lưu ý, Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu không xuất phát từ cùng một vạch.

Trung Quốc ngày nay có thể bỏ xa các đối thủ là nhờ có được một kế hoạch chiến lược dài hạn trong 25 năm. Ngay từ những năm 1980, Bắc Kinh đã từng tuyên bố, « Trung Đông có dầu lửa, Trung Quốc có đất hiếm ». Chiến lược này được Trung Quốc thực hiện theo bốn bước : Tự cung tự cấp, Mua hay tham gia các dự án khai thác quặng mỏ khắp nơi trên thế giới (chủ yếu ở châu Phi), Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo và sau cùng Thúc đẩy dự án Con đường Tơ lụa Mới năm 2013, cho phép nhập khẩu và xuất khẩu các yếu tố cần thiết cho ngành công nghiệp Trung Quốc.

Trong vòng 25 năm, Bắc Kinh đã khẳng định thế thống trị trên trường quốc tế, buộc các đối tác châu Âu thực hiện chuyển đổi năng lượng theo nhịp độ và tầm nhìn địa chính trị của Trung Quốc và nhất là tạo một thế mạnh cho Bắc Kinh trong mối quan hệ với Washington. Khi chính quyền Biden cấm xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều loại linh kiện bán dẫn rất tinh vi, Bắc Kinh đã không ngần ngại đáp trả bằng cách giảm xuất khẩu germanium, gallium và than chì sang Mỹ.

Cũng chính trong bối cảnh căng thẳng quan hệ với Trung Quốc mà Hoa Kỳ vạch ra hai trục chiến lược chính : Thứ nhất là tái khởi động ngành khai thác quặng mỏ trong nước để thúc đẩy sản xuất nội địa. Đạo luật về sản xuất quốc phòng cho phép tăng cường tài trợ khai thác, chế biến và tái chế các kim loại chiến lược cho Mỹ. Trục chính thứ hai là mở rộng đối tác Friendshoring mà Mỹ ký kết với các nước thành viên trong nhóm G7, tạo thuận lợi cho việc di dời nhà xưởng về các nước bằng hữu và tăng cường hợp tác đối tác về khai thác, chế biến, và tái chế kim loại.

Châu Âu giữa hai gọng kềm Mỹ - Trung

Trong bối cảnh này, châu Âu nằm kẹp giữa hai ông khổng lồ, rơi vào thế lúng túng, vì không muốn bị giam hãm trong cuộc đọ sức Mỹ - Trung. Một mặt, châu Âu đang chịu nhiều áp lực từ hai phía, nhưng mặt khác châu Âu vẫn muốn bám chặt vào chủ trương « tự do mậu dịch », có thể nói là kim chỉ nam trong quá trình xây dựng khối 27 nước thành viên.

Do vậy, theo nhận định của nhà nghiên cứu Virginie Raisson-Victor, châu Âu khó có thể có cùng kiểu chiến lược như Mỹ hay Trung Quốc. Điểm hạn chế của châu Âu còn nằm ở việc thiếu hợp tác giữa các nước thành viên, và điều này cản trở khả năng xây dựng các nền công nghiệp khoáng sản, cũng như là tạo thế mạnh cho « ngoại giao khoáng sản ».

Đây là điều mà tổng thống Pháp Emmanuel Macron gần đây nỗ lực thực hiện khi thăm các nước Mông Cổ, Kazakhstan hay Chilê để đàm phán một thỏa thuận sản xuất và bán nguyên liệu. Tuy nhiên, theo nhà báo Guillaume Pitron, chuyên gia về nguyên nhiên liệu thiết yếu, chính sách « ngoại giao quặng mỏ » cũng có những hạn chế. Các nước sản xuất – khai thác kim loại giờ muốn trở thành một kiểu quốc gia mà tuần báo Anh The Economist gọi là Electro States:

« Các nước sản xuất khoáng sản ngày nay hay những nước đang trên đà trở thành các nước sản xuất lớn, hoàn toàn nhận thức được rằng, nếu muốn trở thành nhà sản xuất lớn hoặc giành chiến thắng quá trình chuyển đổi năng lượng, họ không chỉ khai thác kim loại và nghiền đá mà còn phải sản xuất các công nghệ chế biến, mang lại cho những viên đá các giá trị gia tăng và sau cùng là bán ô tô điện. Và ngày nay, nước thực hiện thành công nhất trong chiến lược dài hạn 25 năm chính là Trung Quốc. »

Khó khăn thứ hai, theo bà Virginie Raisson-Victor là nguồn dự trữ tài nguyên của châu Âu phân bổ không đồng đều. Việc tái khởi động khai thác mỏ rất tốn kém, cần nhiều khoảng đầu tư lớn trong dài hạn. Kế hoạch này đòi hỏi một chiến lược công nghiệp thực sự phải đi từ khai thác, chế biến cho đến có được thành phẩm sau cùng, theo như phân tích của nhà báo Guillaume Pitron tại ngày hội Địa Chính Trị Nantes 2024:

« Trước hết, phải mất nhiều thời gian hơn để mở một quặng mỏ, trung bình là 16 năm rưỡi, theo số liệu của IEA. Thứ hai, phải tạo ra một chuỗi giá trị, vì vậy phải đưa ra một chiến lược công nghiệp mà tôi sẽ phải mất 25 năm mới có thể đi thẳng đến việc sản xuất pin ô tô điện. Đây là quãng thời gian Trung Quốc đã mất để làm được điều này. Điều đó cũng có nghĩa là phải có nguồn nhân lực, đường sá, bến cảng, nhà máy điện để chế biến kim loại cho quá trình chuyển đổi năng lượng, có nghĩa là phải có một nhà nước ổn định, có thể không dân chủ, nhưng có sự ổn định để trấn an các nhà đầu tư, tuy có chút tham nhũng. »

Dù vậy, Châu Âu cũng nỗ lực đưa ra vài sáng kiến để bảo đảm nguồn cung nguyên liệu : Kế hoạch hành động về nguyên nhiên liệu nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, phát triển khả năng khai thác mỏ và phát triển công nghệ tái chế, hình thành Liên minh châu Âu về nguyên nhiên liệu trong nỗ lực phối hợp các tác nhân nhà nước và tư nhân tạo thuận lợi cho việc khai thác quặng mỏ trên lục địa cũng như là khuyến khích phát triển quan hệ đối tác với các nước nằm ngoài khối Liên Âu.

Cuối cùng là đầu tư trong ngành công nghiệp tái chế. Tuy nhiên, một lần nữa, trong lĩnh vực này, châu Âu và Mỹ lại bị Trung Quốc cùng nhiều nước Đông Nam Á qua mặt. Để có thể bảo đảm chuỗi cung ứng, châu Âu giờ đành phải đi ngược với mong muốn của Hoa Kỳ, mở rộng hợp tác công nghệ tái chế với nhiều tác nhân khác, kể cả với đối thủ của Washington là Bắc Kinh, theo như ghi nhận của nhà nghiên cứu Stephanie Riché !

  continue reading

51 jaksoa

Kaikki jaksot

×
 
Loading …

Tervetuloa Player FM:n!

Player FM skannaa verkkoa löytääkseen korkealaatuisia podcasteja, joista voit nauttia juuri nyt. Se on paras podcast-sovellus ja toimii Androidilla, iPhonela, ja verkossa. Rekisteröidy sykronoidaksesi tilaukset laitteiden välillä.

 

Pikakäyttöopas

Kuuntele tämä ohjelma tutkiessasi
Toista