Siirry offline-tilaan Player FM avulla!
Nguy cơ Trung Quốc đánh chiếm: Đài Loan chuẩn bị công luận quốc tế và trong nước như thế nào
Manage episode 456382415 series 1455067
Từ năm 2022, sau chuyến thăm Đài Bắc của chủ tịch Hạ Viện Mỹ lúc bấy giờ là bà Nancy Pelosi, Trung Quốc không ngừng gia tăng sức ép quân sự với đảo Đài Loan. Đỉnh điểm mới nhất là vào ngày 10/12/2024, Trung Quốc triển khai « gần 90 tầu chiến » tại các vùng biển Hoa Đông, Biển Đông, cũng như tại eo biển Đài Loan, cao hơn nhiều so với đợt tập trận năm 2022.
Kết thúc cuộc tập trận kéo dài nhiều ngày, Bắc Kinh, qua lời phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc Ngô Khiêm, tuyên bố Trung Quốc là « nước duy nhất » có thể « quyết định tổ chức hay không các cuộc tập trận, cũng như là thời điểm nước này tổ chức tùy theo nhu cầu riêng » của Trung Quốc.
Các cuộc tập trận của Trung Quốc mô phỏng tấn công chống tầu chiến và thao dượt phong tỏa các đường biển. AFP ngày 13/12/2024 dẫn lời một quan chức an ninh cao cấp Đài Loan, xin ẩn danh, cho biết những chiến dịch hải quân rầm rộ của Bắc Kinh là nhằm chứng tỏ khả năng bóp nghẹt Đài Loan.
Trong 70 năm tồn tại, chưa lúc nào quan hệ giữa hai bờ eo biển lại trở nên căng thẳng gay gắt như trong gần một thập niên gần đây, nhất là kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền tại Trung Quốc vào năm 2013 và ở bên kia eo biển, Dân Tiến Đảng, chủ trương độc lập, lên lãnh đạo Đài Loan.
Benjamin Blandin, tiến sĩ ngành Quan hệ Quốc tế, Viện Công giáo Paris trong một bài viết đăng trên The Conversations, đưa ra các con số ấn tượng : Số vụ tầu chiến Trung Quốc xâm nhập vùng dặc quyền kinh tế Đài Loan đã tăng từ 71 vào năm 2018 lên mức 600 vụ trong năm 2019 và tăng vọt lên 3.478 lần vào năm 2020. Riêng trong năm 2022, hơn 2.000 lần máy bay Trung Quốc đi vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan được ghi nhận.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong nhiều dịp khác nhau đều đưa ra cảnh báo chống mọi sự can thiệp vào chuyện nội bộ Trung Quốc, kể cả vấn đề Đài Loan, mà theo quan điểm của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đây chỉ là một đảo phản nghịch, sớm hay muộn phải được thu hồi, kể cả bằng vũ lực. Tháng 11/2022, trong cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ Joe Biden, ông Tập Cận Bình đã nêu rõ Đài Loan là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và do vậy đối với các cường quốc khác, hòn đảo này là một « lằn ranh đỏ » không nên vượt qua.
Giới quan sát phương Tây cho rằng từ đây đến năm 2049, một cuộc tấn công chiếm đảo rất có thể sẽ trở thành hiện thực – đó là năm Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày lập quốc. Cuộc tấn công có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức : Sử dụng các hệ thống vũ khí và triển khai quân đổ bộ ; khởi động cuộc chiến hỗn hợp bao gồm phá hủy các cơ sở hạ tầng chủ chốt và cắt nguồn điện hay cắt kết nối mạng Internet ; thiết lập vùng cấm bay trên không phận Đài Loan ; và thậm chí bao vây kín đảo.
Trong bối cảnh này, việc Donald Trump sắp trở lại cầm quyền càng khiến cho chính quyền Đài Bắc lo ngại về những bước đi bất định của nhà tỷ phú Mỹ : Liệu tân chủ nhân Nhà Trắng có sẽ đem an ninh của Đài Loan ra mặc cả trong cuộc thương chiến với Trung Quốc ? Người dân Đài Loan cảm nhận như thế nào về mối nguy Trung Quốc tấn công ? Liệu Đài Loan có thể trông cậy vào sự hậu thuẫn từ các nước bên ngoài như Mỹ và Nhật Bản ?
Anh Nguyễn Giang, thông tín viên của RFI Tiếng Việt, sau bốn tháng tham gia các khóa học ngắn hạn tại trường đại học Chính trị Đài Loan (NCCU), có dịp tham quan một số nơi và gặp gỡ trao đổi với các học giả đến từ nhiều nước trên thế giới, cũng như với người dân địa phương, trước hết ghi nhận xã hội Đài Loan, từ giới học giả, quân sự, cho đến những người dân bình thường đều rất quan tâm đến mối quan hệ với Trung Quốc. Ngành nghiên cứu về quan hệ xuyên eo biển Đài Loan là một ngành rất phát triển. Đài Loan đã chuẩn bị cho nguy cơ bị tấn công từ rất lâu, và gần như trở nên chuyên nghiệp trong việc đối phó với Trung Quốc, qua việc mở các hội thảo và thường xuyên thao dợt, tập trận trên mạng, với sự tham dự của nhiều học giả quốc tế.
TTV. Nguyễn Giang : « Đài Loan áp dụng năm nguyên tắc của Tôn Tử, nhà lý thuyết quân sự nổi tiếng thời Trung Hoa cổ đại. Học thuyết chiến tranh của Tôn Tử phân tích 5 yếu tố : Thiên, Khí, Địa, Tướng và Pháp (…) Ngược lại, người dân Đài Loan nhìn nhận Trung Quốc cũng là người Trung Hoa và do vậy, họ cũng có thể dùng binh pháp Tôn Tử, cũng phân tích Thiên – Khí – Địa – Tướng – Pháp để đánh giá Đài Loan (…) Mối quan hệ xuyên eo biển gần như là những câu chuyện hàng ngày. Nhưng điều đó không có nghĩa là người dân Đài Loan có vẻ lo sợ hay là người ta cảm thấy – như một số đài báo ở bên Anh hay ở châu Âu hay như ở các nước khác – như là sắp có chiến tranh. »
Các điều tra dư luận do Reuters công bố gần đây cũng cho thấy có một sự cách biệt rõ giữa các thế hệ về chủ đề hợp nhất Đài Loan với Trung Quốc. Điều tra cho thấy, tuy sống trong căng thẳng nhưng 61% số người được hỏi không tin rằng Trung Quốc sẽ tấn công ; 69% khẳng định họ sẽ đứng lên bảo vệ lãnh thổ Đài Loan, nhưng khoảng một nửa trong số này không tin quân đội Đài Loan đủ sức để chống trả trong trường hợp bị Trung Quốc bao vây và chặn viện toàn bộ.
TTV. Nguyễn Giang : « Khi đến những thành phố khác, qua trao đổi với người dân bình thường, tôi thấy họ có một niềm tin là, "đều là người Trung Hoa cả, thì không có chuyện người Trung Hoa ở bên kia lại sang bắn giết bên này". Thứ hai, khi tôi trò chuyện với một số bạn trẻ hơn, ngoài 20-25 tuổi, họ có những suy nghĩ ngược lại. Họ không quan tâm đến Trung Quốc, không coi mình là người Trung Quốc, và tự cho mình là người Đài Loan và chẳng có lý do gì để về với lục địa cả. Sự phân chia thế hệ ở Đài Loan và thái độ của họ đối với Trung Quốc là rất rõ rệt. Những người cao tuổi họ vẫn tin mình là người Trung Quốc, đó là những người có cha mẹ họ hàng từ Trung Quốc sang, hay vẫn còn anh em, chú bác ở bên đó. »
Nhưng cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở Đài Loan còn cho thấy có một xu hướng muốn « giữ nguyên trạng », nghĩa là không về với Đại Lục, mà cũng không đòi độc lập. Sự kiện này minh chứng cho một xã hội Đài Loan cởi mở, có những luồng tư tưởng rất tự do, và một xu thế tạo bản sắc riêng đang hình thành. Xu thế này cũng cho thấy là xã hội Đài Loan cũng đã có những biến chuyển nhanh trong những năm gần đây.
TTV. Nguyễn Giang : « Giới học giả nước ngoài sang Đài Loan làm việc đều chia sẻ quan điểm : Giữ nguyên trạng là hình thức tốt nhất cho Đài Loan (…) Nếu bây giờ Trung Quốc không thống nhất, càng để về sau Đài Loan trở thành một xã hội rất xa lạ với Trung Quốc. Giới trẻ Đài Loan không quan tâm, thậm chí nếu không đi Trung Quốc cũng không sao. Họ đã thành một thế hệ thứ ba sống ở đây, tách biệt với Trung Hoa Đại Lục. Mức sống cao hơn, đi sang Đông Nam Á rất được coi trọng, hộ chiếu Đài Loan là một hộ chiếu rất có quyền lực và mức sống của họ tương đối ổn. »
Nhìn chung, tuy luôn dưới sức ép quân sự của Trung Quốc, giới quan sát và các nhà phân tích tại Đài Loan tin rằng Trung Quốc khó thể tấn công ồ ạt Đài Loan, một mặt do những khó khăn về vị trí địa lý và mặt khác do những ràng buộc lợi ích giữa Mỹ và Đài Loan.
TTV. Nguyễn Giang : « Theo trình bày của một cựu sĩ quan hải quân về hưu, đường trung tuyến ở phía Tây của đảo Đài Loan nhìn ra eo Bashi và vùng biển của Philippines, hóa ra Đài Loan rất gần với nhiều đảo nhỏ của Nhật Bản, không đơn giản là Nhật Bản ở rất xa phía bắc, ngay phía đông nam của Đài Loan đã là một số đảo nhỏ của Nhật. Thế nên, không dễ dàng gì Trung Quốc có thể đem quân, vòng ra bên ngoài hải quân để đánh từ phía đông đánh lại mà Nhật Bản có thể để yên, chắc chắn là sẽ đi vào vùng nước của Nhật Bản.
Thứ hai, Hoa Kỳ luôn giữ Đài Loan như là một con xe trong trận cờ với Trung Quốc ở nhiều góc độ. Do vậy, không đơn giản là một ông Trump lên sẽ có những quyết định cá nhân đối với Đài Loan. Bởi vì đây là cả quyền lợi lâu dài của người Mỹ. Ví dụ họ muốn bảo vệ nguồn cung ứng chip bán dẫn Đài Loan, có vị trí quan trọng cho cả công nghiệp cũng như cho quân sự của Hoa Kỳ. »
51 jaksoa
Manage episode 456382415 series 1455067
Từ năm 2022, sau chuyến thăm Đài Bắc của chủ tịch Hạ Viện Mỹ lúc bấy giờ là bà Nancy Pelosi, Trung Quốc không ngừng gia tăng sức ép quân sự với đảo Đài Loan. Đỉnh điểm mới nhất là vào ngày 10/12/2024, Trung Quốc triển khai « gần 90 tầu chiến » tại các vùng biển Hoa Đông, Biển Đông, cũng như tại eo biển Đài Loan, cao hơn nhiều so với đợt tập trận năm 2022.
Kết thúc cuộc tập trận kéo dài nhiều ngày, Bắc Kinh, qua lời phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc Ngô Khiêm, tuyên bố Trung Quốc là « nước duy nhất » có thể « quyết định tổ chức hay không các cuộc tập trận, cũng như là thời điểm nước này tổ chức tùy theo nhu cầu riêng » của Trung Quốc.
Các cuộc tập trận của Trung Quốc mô phỏng tấn công chống tầu chiến và thao dượt phong tỏa các đường biển. AFP ngày 13/12/2024 dẫn lời một quan chức an ninh cao cấp Đài Loan, xin ẩn danh, cho biết những chiến dịch hải quân rầm rộ của Bắc Kinh là nhằm chứng tỏ khả năng bóp nghẹt Đài Loan.
Trong 70 năm tồn tại, chưa lúc nào quan hệ giữa hai bờ eo biển lại trở nên căng thẳng gay gắt như trong gần một thập niên gần đây, nhất là kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền tại Trung Quốc vào năm 2013 và ở bên kia eo biển, Dân Tiến Đảng, chủ trương độc lập, lên lãnh đạo Đài Loan.
Benjamin Blandin, tiến sĩ ngành Quan hệ Quốc tế, Viện Công giáo Paris trong một bài viết đăng trên The Conversations, đưa ra các con số ấn tượng : Số vụ tầu chiến Trung Quốc xâm nhập vùng dặc quyền kinh tế Đài Loan đã tăng từ 71 vào năm 2018 lên mức 600 vụ trong năm 2019 và tăng vọt lên 3.478 lần vào năm 2020. Riêng trong năm 2022, hơn 2.000 lần máy bay Trung Quốc đi vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan được ghi nhận.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong nhiều dịp khác nhau đều đưa ra cảnh báo chống mọi sự can thiệp vào chuyện nội bộ Trung Quốc, kể cả vấn đề Đài Loan, mà theo quan điểm của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đây chỉ là một đảo phản nghịch, sớm hay muộn phải được thu hồi, kể cả bằng vũ lực. Tháng 11/2022, trong cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ Joe Biden, ông Tập Cận Bình đã nêu rõ Đài Loan là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và do vậy đối với các cường quốc khác, hòn đảo này là một « lằn ranh đỏ » không nên vượt qua.
Giới quan sát phương Tây cho rằng từ đây đến năm 2049, một cuộc tấn công chiếm đảo rất có thể sẽ trở thành hiện thực – đó là năm Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày lập quốc. Cuộc tấn công có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức : Sử dụng các hệ thống vũ khí và triển khai quân đổ bộ ; khởi động cuộc chiến hỗn hợp bao gồm phá hủy các cơ sở hạ tầng chủ chốt và cắt nguồn điện hay cắt kết nối mạng Internet ; thiết lập vùng cấm bay trên không phận Đài Loan ; và thậm chí bao vây kín đảo.
Trong bối cảnh này, việc Donald Trump sắp trở lại cầm quyền càng khiến cho chính quyền Đài Bắc lo ngại về những bước đi bất định của nhà tỷ phú Mỹ : Liệu tân chủ nhân Nhà Trắng có sẽ đem an ninh của Đài Loan ra mặc cả trong cuộc thương chiến với Trung Quốc ? Người dân Đài Loan cảm nhận như thế nào về mối nguy Trung Quốc tấn công ? Liệu Đài Loan có thể trông cậy vào sự hậu thuẫn từ các nước bên ngoài như Mỹ và Nhật Bản ?
Anh Nguyễn Giang, thông tín viên của RFI Tiếng Việt, sau bốn tháng tham gia các khóa học ngắn hạn tại trường đại học Chính trị Đài Loan (NCCU), có dịp tham quan một số nơi và gặp gỡ trao đổi với các học giả đến từ nhiều nước trên thế giới, cũng như với người dân địa phương, trước hết ghi nhận xã hội Đài Loan, từ giới học giả, quân sự, cho đến những người dân bình thường đều rất quan tâm đến mối quan hệ với Trung Quốc. Ngành nghiên cứu về quan hệ xuyên eo biển Đài Loan là một ngành rất phát triển. Đài Loan đã chuẩn bị cho nguy cơ bị tấn công từ rất lâu, và gần như trở nên chuyên nghiệp trong việc đối phó với Trung Quốc, qua việc mở các hội thảo và thường xuyên thao dợt, tập trận trên mạng, với sự tham dự của nhiều học giả quốc tế.
TTV. Nguyễn Giang : « Đài Loan áp dụng năm nguyên tắc của Tôn Tử, nhà lý thuyết quân sự nổi tiếng thời Trung Hoa cổ đại. Học thuyết chiến tranh của Tôn Tử phân tích 5 yếu tố : Thiên, Khí, Địa, Tướng và Pháp (…) Ngược lại, người dân Đài Loan nhìn nhận Trung Quốc cũng là người Trung Hoa và do vậy, họ cũng có thể dùng binh pháp Tôn Tử, cũng phân tích Thiên – Khí – Địa – Tướng – Pháp để đánh giá Đài Loan (…) Mối quan hệ xuyên eo biển gần như là những câu chuyện hàng ngày. Nhưng điều đó không có nghĩa là người dân Đài Loan có vẻ lo sợ hay là người ta cảm thấy – như một số đài báo ở bên Anh hay ở châu Âu hay như ở các nước khác – như là sắp có chiến tranh. »
Các điều tra dư luận do Reuters công bố gần đây cũng cho thấy có một sự cách biệt rõ giữa các thế hệ về chủ đề hợp nhất Đài Loan với Trung Quốc. Điều tra cho thấy, tuy sống trong căng thẳng nhưng 61% số người được hỏi không tin rằng Trung Quốc sẽ tấn công ; 69% khẳng định họ sẽ đứng lên bảo vệ lãnh thổ Đài Loan, nhưng khoảng một nửa trong số này không tin quân đội Đài Loan đủ sức để chống trả trong trường hợp bị Trung Quốc bao vây và chặn viện toàn bộ.
TTV. Nguyễn Giang : « Khi đến những thành phố khác, qua trao đổi với người dân bình thường, tôi thấy họ có một niềm tin là, "đều là người Trung Hoa cả, thì không có chuyện người Trung Hoa ở bên kia lại sang bắn giết bên này". Thứ hai, khi tôi trò chuyện với một số bạn trẻ hơn, ngoài 20-25 tuổi, họ có những suy nghĩ ngược lại. Họ không quan tâm đến Trung Quốc, không coi mình là người Trung Quốc, và tự cho mình là người Đài Loan và chẳng có lý do gì để về với lục địa cả. Sự phân chia thế hệ ở Đài Loan và thái độ của họ đối với Trung Quốc là rất rõ rệt. Những người cao tuổi họ vẫn tin mình là người Trung Quốc, đó là những người có cha mẹ họ hàng từ Trung Quốc sang, hay vẫn còn anh em, chú bác ở bên đó. »
Nhưng cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở Đài Loan còn cho thấy có một xu hướng muốn « giữ nguyên trạng », nghĩa là không về với Đại Lục, mà cũng không đòi độc lập. Sự kiện này minh chứng cho một xã hội Đài Loan cởi mở, có những luồng tư tưởng rất tự do, và một xu thế tạo bản sắc riêng đang hình thành. Xu thế này cũng cho thấy là xã hội Đài Loan cũng đã có những biến chuyển nhanh trong những năm gần đây.
TTV. Nguyễn Giang : « Giới học giả nước ngoài sang Đài Loan làm việc đều chia sẻ quan điểm : Giữ nguyên trạng là hình thức tốt nhất cho Đài Loan (…) Nếu bây giờ Trung Quốc không thống nhất, càng để về sau Đài Loan trở thành một xã hội rất xa lạ với Trung Quốc. Giới trẻ Đài Loan không quan tâm, thậm chí nếu không đi Trung Quốc cũng không sao. Họ đã thành một thế hệ thứ ba sống ở đây, tách biệt với Trung Hoa Đại Lục. Mức sống cao hơn, đi sang Đông Nam Á rất được coi trọng, hộ chiếu Đài Loan là một hộ chiếu rất có quyền lực và mức sống của họ tương đối ổn. »
Nhìn chung, tuy luôn dưới sức ép quân sự của Trung Quốc, giới quan sát và các nhà phân tích tại Đài Loan tin rằng Trung Quốc khó thể tấn công ồ ạt Đài Loan, một mặt do những khó khăn về vị trí địa lý và mặt khác do những ràng buộc lợi ích giữa Mỹ và Đài Loan.
TTV. Nguyễn Giang : « Theo trình bày của một cựu sĩ quan hải quân về hưu, đường trung tuyến ở phía Tây của đảo Đài Loan nhìn ra eo Bashi và vùng biển của Philippines, hóa ra Đài Loan rất gần với nhiều đảo nhỏ của Nhật Bản, không đơn giản là Nhật Bản ở rất xa phía bắc, ngay phía đông nam của Đài Loan đã là một số đảo nhỏ của Nhật. Thế nên, không dễ dàng gì Trung Quốc có thể đem quân, vòng ra bên ngoài hải quân để đánh từ phía đông đánh lại mà Nhật Bản có thể để yên, chắc chắn là sẽ đi vào vùng nước của Nhật Bản.
Thứ hai, Hoa Kỳ luôn giữ Đài Loan như là một con xe trong trận cờ với Trung Quốc ở nhiều góc độ. Do vậy, không đơn giản là một ông Trump lên sẽ có những quyết định cá nhân đối với Đài Loan. Bởi vì đây là cả quyền lợi lâu dài của người Mỹ. Ví dụ họ muốn bảo vệ nguồn cung ứng chip bán dẫn Đài Loan, có vị trí quan trọng cho cả công nghiệp cũng như cho quân sự của Hoa Kỳ. »
51 jaksoa
Kaikki jaksot
×Tervetuloa Player FM:n!
Player FM skannaa verkkoa löytääkseen korkealaatuisia podcasteja, joista voit nauttia juuri nyt. Se on paras podcast-sovellus ja toimii Androidilla, iPhonela, ja verkossa. Rekisteröidy sykronoidaksesi tilaukset laitteiden välillä.